Với tình hình cuộc sống bình thường mới đang diễn ra, số ca mắc COVID 19 đã tăng vọt. Điều này hoặc gây ra sự hoang mang, lo sợ quá mức, hoặc làm nảy sinh thái độ “vô cảm,” mặc kệ theo kiểu “rồi ai cũng sẽ là F0,” hoặc tâm lý chủ quan do đã tiêm vaccine mũi 2, mũi 3. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thái độ hợp lý nhất hiện nay là bình tĩnh, nâng cao ý thức tự giữ gìn cho bản thân và bảo vệ sức khỏe của người thân. Dưới đây là những thông tin mà bạn cần biết trước khi bắt đầu điều trị COVID ngay tại nhà.
1. Những lưu ý cho F0 tự điều trị tại nhà (Theo cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID 19)
a) Chế độ ăn
Món ăn thích hợp là cháo đậu xanh giữ nguyên vỏ. Vì món cháo này phải đảm bảo cung cấp năng lượng nhanh và sạch cho các tế bào. Không tạo ra thêm chất chuyển hoá làm cơ thể ứ đọng chất độc. Tiêu hoá dễ dàng, hấp thu dễ dàng không làm hệ tiêu hoá gắng sức. Cung cấp các chất vi lượng rất ít dự trữ trong cơ thể (vitamin nhóm B, C ).
Cách nấu để giữ vitamin: cho 200g gạo với 50g đậu xanh bể đôi còn nguyên vỏ vào nồi, vo sạch, đổ 1 lít nước, nấu vừa sôi thì tắt bếp, đậy kín nắp bỏ đó trong 2 giờ. Mỗi lần ăn lấy ra khoảng 100-150ml, nấu vừa sôi lại, nêm các mùi vị khác nhau (như đường, hành, muối, ruốc, nước mắm… ).
Thức ăn cần nấu chín, mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa
Lưu ý: Cần ăn cháo loãng và ấm, không ăn lạnh, có thể nuốt dễ dàng mà không cần nhai. Không cần và không nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm (thịt cá tôm cua…) trong thời gian bệnh nhân đang mệt, khó thở, ho nhiều… Chỉ ăn chút xíu để có vị đưa cháo cho đỡ ngán là chính. Đa số bệnh nhân mất khẩu vị, nên chỉ cần nấu cháo loãng để có thể nuốt dễ dàng không cần mùi vị đặc biệt gì. Ăn nhiều lần, mỗi 1-2 giờ cho húp nửa chén cháo nóng tốt hơn ăn 3 bữa/ngày. Ngoài ra người bệnh ngủ càng nhiều càng tốt. Nếu không ngủ được thì nằm nghỉ.
Đảm bảo đủ các và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm rau củ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng - xanh thẫm.
Không bỏ bữa, ăn đủ 3 bữa chính và tăng cường thêm các bữa phụ; Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt; Không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sĩ; Người có thể trạng gầy, trẻ em cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều năng lượng và protein như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tránh đồ ăn, uống có nhiều đường, nhiều muối, rượu, bia; Thực phẩm phải bảo đảm an toàn, vệ sinh; không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng; Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, luôn rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm; Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
Chế độ thể dục thể thao ngắn, gọn và thường xuyên cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện sức khỏe cho F0
b) Vệ sinh
Người bệnh cần giữ vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm đường thở thông thoáng nhất có thể, không có nhầy đàm gây cản trở không khí vào ra. Nằm nghỉ nơi ấm áp, không lạnh cũng làm giảm phù niêm mạc, giúp đường thở thông hơn.
Phòng ở, nhà cửa bảo đảm nhà ở thông thoáng. Luôn mở cửa sổ, cửa khi có thể.
Không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác. Không để luồng khí thổi từ phòng người nhiễm vào không gian chung. Sử dụng quạt, máy lọc không khí.
Rửa tay thường xuyên. Rửa tay là cách giảm lây nhiễm COVID-19 tốt nhất. Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước trong tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch rửa tay khô có chứa cồn ở nồng độ tối thiểu 60% trong ít nhất 15 giây. Thời điểm rửa tay: Trước và sau khi nấu ăn. Trước và sau khi ăn uống; sau khi ho, hắt hơi, xì mũi, sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh; sau khi thu dọn rác thải.
Tất cả đồ đạc, quần áo, vật dụng mà F0 sử dụng đều để riêng và ngâm xà phòng ít nhất 30 phút trước khi làm vệ sinh.
c) Uống nước
Luôn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước để quá trình tăng cường miễn dịch được diễn ra liên tục
2. F0 có nên uống quá nhiều vitamin C?
"Trong thời điểm dịch COVID-19, mọi người có thể bổ sung thêm vitamin C dạng sủi hoặc viên, tuy nhiên cần bổ sung theo liều lượng quy định, không nên bổ sung quá liều, tránh những biến chứng ảnh hưởng cho sức khỏe. Tốt nhất vẫn là bổ sung qua thực phẩm tươi, rau củ, hoa quả hằng ngày" - Trích lời ThS.BS Nguyễn Đình Tỉnh - giảng viên bộ môn nhi, khoa y học lâm sàng, Trường đại học Y tế công cộng Hà Nội.
(Nguồn ảnh: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
Trên thực tế, bổ sung các chất điện giải có trong nước mới là điều thực sự quan trọng đối với sức khỏe của người nhiễm Covid-19. Chất điện giải là những chất dịch khoáng như Natri, Kali, Canxi, Magie, Clo, Phosphate, bicarbonate… có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy hoạt động cơ và các quá trình khác diễn ra trong cơ thể dễ dàng, hiệu quả hơn. Chúng cần thiết với cơ thể vì nhờ có chúng mà các tế bào có thể duy trì năng lượng, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ của mình.
3. Nước điện giải - Nguồn nước tuyệt vời nhất để chăm sóc sức khỏe khi nhiễm COVID 19
Nước ion kiềm hay còn gọi là nước điện giải, nước điện giải ion kiềm,.. chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe. Loại nước ion kiềm này được tạo ra từ máy lọc nước ion kiềm có độ pH ~ 8.5 – 9.5 với vị ngọt dịu mát, tự nhiên, dễ uống, mang lại cảm giác trong lành và thanh khiết. Mặt khác, nước còn chứa nhiều Hydro có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa axit, giàu các vi khoáng tự nhiên (hay còn có tên gọi khác là chất điện giải) như Na, Ka, Mg, Ca,… cần thiết để cấp khoáng liên tục và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Sở hữu ưu điểm vượt trội, không chỉ là nước được lọc sạch, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn để uống tươi trực tiếp tại vòi không cần đun sôi như các loại nước khác. Mà nước ion kiềm còn rất tốt cho sức khỏe, nó được chứng minh giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật. Uống nước ion kiềm chính là bí quyết chăm sóc sức khỏe toàn diện nhất cho những bệnh nhân COVID 19 có triệu chứng nhẹ và trung bình.
Để có thể tối ưu hóa tác dụng của nguồn điện giải ion kiềm, bạn cần lưu ý thời gian uống nước ion kiềm AlkaViva trong ngày như sau:
- Từ 7:00 sáng, bạn bên sử dụng 1 ly nước sau khi ngủ dậy, lúc này nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
- Từ 9:00 sáng, bạn sẽ uống 2 ly nước, nên uống sau bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng.
- Từ 11:30 sáng, bạn nên uống thêm 1 ly nước trước bữa ăn 30 phút sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
- Từ 13:30 trưa sau bữa ăn 1 tiếng bạn cần uống 1 ly nước ion kiềm, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng từ buổi trưa tốt hơn.
- Từ 15:00 chiều, đây là thời điểm cơ thể dễ mệt mỏi, bạn cần bổ sung 1 ly nước để giúp cơ thể tỉnh táo suốt buổi chiều làm việc.
- Từ 17:00 chiều, để tránh tình trạng ăn quá nhiều vào buổi tối khiến cơ thể tăng cân thì bạn nên uống 1 ly nước trước bữa ăn.
- Từ 20.00 tối, sau bữa ăn 1 tiếng nên uống 1 ly nước để giúp cơ thể ổn định huyết áp.
- Từ 22:00 tối, khi chuẩn bị đi ngủ nên uống 1 ly nước để tránh nguy cơ bị đột quỵ và đau tim.
Hãy luôn chủ động trong bảo vệ sức khỏe và cùng nhau vượt qua đại dịch bạn nhé!