“Mỗi người trong chúng ta hít thở bao nhiêu lần mỗi ngày?”
Câu trả lời là khoảng trên 20,000 lần (Theo nghiên cứu năm 2014 – Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ)
Khí thải nước thải ảnh hưởng đến môi trường rất lớn
Không khí ảnh hưởng thế nào đến sự sống con người
Hãy suy nghĩ thật kĩ xem rằng, mỗi ngày bạn dành bao nhiêu lâu trong không gian kín? Tính luôn tất cả thời gian bạn ở nhà, trong văn phòng làm việc, trường học, khu mua sắm, nhà hàng… Chúng ta thật sự sống khoảng 90% thời gian bên trong những ngôi nhà, tòa nhà. Vì vậy, không khí rất quan trọng. Chất lượng không khí kém sẽ dẫn đến các bệnh liên quan về phổi như hen suyễn dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, kể cả ung thư phổi và còn gián tiếp ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
>>>Xem thêm: Công Dụng Của Máy Lọc Không Khí Đối Với Người Bị Hen Suyễn Lâu Năm
Tình hình ô nhiễm không khí trên toàn cầu
Một vài số liệu thống kê của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới về tình hình ô nhiễm không khí trên toàn cầu:
- Cứ 10 người trên trái đất thì có đến 9 người phải hít thở bầu không khí có chứa các chất gây ô nhiễm ở mức cao.
- Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.
- 91% trong số các ca tử vong do ô nhiễm không khí đến từ các nước đang phát triển, và trong đó có Việt Nam.
- Bên cạnh ô nhiễm ngoài trời, khoảng 3 tỷ người cũng đang đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ sự ô nhiễm khói trong nhà, bắt nguồn từ những điều vô cùng đơn giản như nấu ăn, sưởi ấm, phương tiện giao thông,…
Ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Không chỉ gây ra các ảnh hưởng về sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ô nhiễm không khí còn kéo theo gánh nặng chi phí y tế và thiếu hụt lao động. Ước tính hằng năm từ tổ chức GreenID, thế giới hao tổn hàng nghìn tỷ USD để khắc phục hậu quả do ô nhiễm không khí mang lại.
Không khí ở Việt Nam hiện tại thì như thế nào?
-
Báo cáo thường niên về chỉ số hiệu suất môi trường của do tổ chức EPI thực hiện đã chỉ ra Việt Nam đứng trong nhóm 10 nước ô nhiễm không khí hàng đầu châu Á.
-
Đáng lưu ý là lượng bụi ở 2 siêu đô thị Hà Nội và TP.HCM liên tục tăng cao, khiến chỉ số chất lượng không khí AQI tăng cao gấp 2 lần tiêu chuẩn quốc tế về mức an toàn (Theo GreenID).
-
6 trên 10 các bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam liên quan trực tiếp đến đường hô hấp.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Phương tiện giao thông được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là xe máy. Một kết quả đo đạc của trung tâm Mạng lưới Không khí sạch TP.HCM đã chỉ ra, xe máy đóng góp đến 90% các hợp chất không khí có hại cho sức khỏe như CO, NO và đặc biệt là bụi PM 2.5. Song song với đó là những hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện và cả những hoạt động sinh hoạt.
>>>Xem thêm: Những Lưu Ý Cần Biết Khi Sử Dụng Máy Lọc Không Khí
Ô nhiễm không khí tàn phá đến đời sống hằng ngày của con người
Ô nhiễm không khí tên sát thủ vô hình
Các hợp chất không khí có hại cho sức khỏe được đề cập phía trên đang ở mức rất đáng báo động, nhưng điều đặc biệt nhất là chúng lại gần như vô hình! Nghĩa là, mắt thường của con người không thể nhìn thấy chúng. Chúng lơ lửng trong không khí, thâm nhập trực tiếp vào phổi và cơ quan nội tạng của chúng ta, đồng thời còn bám vào quần áo hoặc các vật thể để di chuyển từ không khí bên ngoài vào sâu bên trong ngôi nhà mỗi người, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài. Người dân đang sống chung với chúng mỗi ngày, và tình hình ô nhiễm vẫn chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm.
Bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ như cải thiện quản lý chất thải đô thị và công nghiệp, từng bước đưa giải pháp năng lượng sạch đến cho các hộ gia đình, ưu tiên các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường để giảm phát thải,… thì nhận thức của bản thân mỗi người mới thật sự là điều kiện tiên quyết để cải thiện chất lượng không khí của bản thân nói riêng và xã hội nói chung.
>>>Xem thêm: Lịch Sử Của Máy Lọc Không Khí Ra Đời Đặc Biệt Như Thế Nào
Máy lọc không khí bảo vệ bản thân và gia đình
Đó cũng chính là lí do để máy lọc không khí trở thành xu hướng trong thời đại mới. Thực chất thì máy lọc không khí đã có mặt và thịnh hành từ những thập niên 70 tại các nước châu Âu và đặc biệt là tại Mỹ. Ra mắt từ năm 1950, được cải tiến và thương mại hóa từ công nghệ chống phơi nhiễm phóng xạ, máy lọc không khí đã từng bước trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân các nước phát triển, tương tự như quạt máy tại Việt Nam. Ước tính vào năm 2015, tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm máy lọc không khí tại Mỹ đạt hơn 6 tỷ đô (Theo Wikipedia) – Một minh chứng rõ nét cho tầm quan trọng của dòng sản phẩm này. Máy lọc không khí được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện chất lượng bầu không khí, bảo vệ bản thân và gia đình mỗi người, giữa diễn biến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng phức tạp và leo thang.
“Thay đổi nhận thức và thói quen để tự bảo vệ bản thân và những người thân yêu – Liệu có nên chờ đợi và chần chừ?”